Kết quả siêu âm ổ bụng có thể cho biết điều gì?

Đánh giá bài biết: 1/10

Khi muốn phát hiện vấn đề sức khỏe của người bệnh, bác sĩ thường thực hiện thăm khám và làm các xét nghiệm cơ bản, trong đó có siêu âm ổ bụng. Đây là phương pháp thu được hình ảnh trong thời gian thực, thông qua thiết bị chuyên dụng để quan sát ổ bụng. Vậy siêu âm ổ bụng để làm gì, siêu âm ổ bụng phát hiện được bệnh gì?

Ngày đăng: 08-07-2024 Lượt xem: 1043

       Khi muốn phát hiện vấn đề sức khỏe của người bệnh, bác sĩ thường thực hiện thăm khám và làm các xét nghiệm cơ bản, trong đó có siêu âm ổ bụng. Đây là phương pháp thu được hình ảnh trong thời gian thực, thông qua thiết bị chuyên dụng để quan sát ổ bụng. Vậy siêu âm ổ bụng để làm gì, siêu âm ổ bụng phát hiện được bệnh gì?

1. Siêu âm ổ bụng để làm gì?

       Siêu âm ổ bụng là phương pháp thăm khám, kiểm tra, đánh giá tổn thương ở các cơ quan thuộc ổ bụng như: gan, mật, thận, bàng quang, lá lách, tụy, tử cung và buồng trứng ở nữ, tiền liệt tuyến ở nam... Đây là một trong những cận lâm sàng dùng để kiểm tra sức khỏe mà chúng ta nên tiến hành định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh lý.

Siêu âm ổ bụng để làm gì?

2. Kết quả siêu âm ổ bụng cho biết được những gì?

       Siêu âm ổ bụng phát hiện được bệnh gì là thắc mắc của không ít người bệnh khi có chỉ định hoặc nhu cầu thăm khám. Ngoài khảo sát kích thước, hình dáng, cấu trúc... các tạng ổ bụng, sau đây là một số bệnh lý mà việc siêu âm có thể giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán hiệu quả:

       Bệnh gan mật: gan nhiễm mỡ, xơ gan, các khối u ở gan và đường mật, viêm túi mật, sỏi mật...

     ​  Các bệnh về hệ tiêu hóa: viêm ruột cấp, viêm ruột thừa, các khối u đường tiêu hóa, viêm túi thừa, ...

     ​  Bệnh về tụy: sỏi tụy, viêm tụy, khối u ở tụy...

     ​  Bệnh thận – tiết niệu: sỏi hệ tiết niệu (thận , niệu quản, bàng quang), khối u ở thận, ứ nước thận, khối u bàng quang, niệu quản.

     ​  Bệnh hệ sinh dục: u xơ tử cung, u buồng trứng, u tiền liệt tuyến...

     ​  Các bệnh khác: siêu âm ổ bụng còn phát hiện nhiều bệnh lý khác như: bệnh phình động mạch chủ bụng, tràn dịch khoang phúc mạc, đánh giá dịch trong khoang phúc mạc, khoang màng phổi và màng ngoài tim.

3. Khi nào cần thực hiện siêu âm ổ bụng?

       Siêu âm ổ bụng khi có các triệu chứng như: đau bụng kéo dài, sờ hoặc nghi ngờ có khối u, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa hoặc siêu âm bụng để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Lưu ý khi bị nhiễm trùng da hoặc mô mềm ở vùng bụng, khu vực bôi gel để siêu âm thì cần hạn chế siêu âm.

Kết quả siêu âm ổ bụng có thể cho biết điều gì?

4. Lưu ý khi đi siêu âm bụng

       Thông thường, kỹ thuật siêu âm ở những vùng khác có thể được thực hiện ngay mà không cần chuẩn bị (siêu âm tim, mạch máu, tuyến giáp, vùng mặt cổ, mắt, tuyến vú, phần mềm cơ khớp...). Tuy nhiên, trong trường hợp siêu âm bụng, nếu không chuẩn bị trước sẽ khiến cho việc thăm khám kéo dài, phải lặp lại nhiều lần tạo cảm giác không thoải mái cho cả người thầy thuốc và bệnh nhân vì vậy người bệnh nên lưu ý:

      Khi siêu âm bụng, người bệnh nên mặc đồ thoải mái để có thể dễ dàng thực hiện. Bệnh nhân sẽ nằm ngửa, kéo áo cao lên ngang ngực và kéo quần thấp xuống ngang xương mu. Vì vậy phụ nữ đi siêu âm ổ bụng không nên mặc váy.

    ​  Bác sĩ sẽ bôi gel lên bụng, thoa đều và đặt đầu dò đầu dò siêu âm lên vùng bụng.

    ​  Trước khi siêu âm ổ bụng, bệnh nhân nên cố gắng nhịn tiểu, có thể uống nhiều nước để bác sĩ siêu âm dễ hơn và cho kết quả chính xác. Không nên cố uống quá nhiều nước một lúc khiến dạ dày bị giãn, ảnh hưởng tới kết quả siêu âm.

    ​  Siêu âm khảo sát túi mật: nhịn ăn > 6 giờ trước khi siêu âm vì sau khi ăn, túi mật sẽ co nhỏ, khó thăm khám và có thể bỏ sót các tổn thương nhỏ.

    ​  Siêu âm đầu dò âm đạo (chỉ thực hiện ở phụ nữ đã có quan hệ tình dục): bệnh nhân phải đi tiểu hết để bàng quang không còn nước tiểu trước khi siêu âm.

    ​  Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng siêu âm như: bệnh béo phì, thức ăn trong dạ dày và không khí ở đường ruột. Vì thế, để quá trình siêu âm bụng thu được kết quả chính xác, người bệnh nên ăn nhẹ, nên ăn các thức ăn dễ tiêu, hạn chế ăn những đồ khó tiêu, nhiều dầu mỡ và dễ dây đầy bụng.

    ​  Nên siêu âm buổi sáng vì thời gian ngủ qua đêm sẽ giúp bữa ăn trước đó tiêu hóa hết, bụng đói sẽ giúp cho kết quả siêu âm được chính xác hơn.

    ​  Bác sĩ sẽ dùng thiết bị đầu dò để tiếp xúc, phát sóng âm có tần số cao và thu lại hình ảnh kết quả siêu âm ổ bụng trên màn hình hiển thị. Siêu âm không phải tia X-quang, không sử dụng các phóng xạ ion hóa nên khá an toàn đối với con người.

Nguồn: Internet (không phải lời khuyên của phòng khám, nếu có vi phạm bản quyền, vui lòng liên hệ để xóa bài)

Để lại thông tin để nhận cuộc gọi Tư vấn / Đặt hẹn từ Đa khoa Cần Thơ:

- Địa chỉ: 133A Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

- Đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 0292 3736 333 để được đăng ký khám sớm không mất công chờ đợi.