Những điều cần biết khi đi siêu âm ổ bụng

Đánh giá bài biết: 1/10

Siêu âm ổ bụng tổng quát là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định để kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc tìm nguyên nhân của các triệu chứng đau, sưng hoặc nhiễm trùng ổ bụng.

Ngày đăng: 08-07-2024 Lượt xem: 2380

         Siêu âm ổ bụng tổng quát là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định để kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc tìm nguyên nhân của các triệu chứng đau, sưng hoặc nhiễm trùng ổ bụng.

         ‎Cho đến nay, siêu âm đã được ứng dụng rất phổ biến, được áp dụng thường quy trong kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ. Siêu âm ổ bụng kịp thời phát hiện một số bệnh lý, bao gồm các tổn thương tiền ung thư và ung thư.

         Thông thường, mỗi 6 tháng đến 1 năm/1 lần cần siêu âm ổ bụng để kiểm tra. Ngoài ra, siêu âm bụng được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng hoặc kết quả xét nghiệm máu trước đó bất thường, mà bác sĩ nghi ngờ là do bệnh lý ở cơ quan nào đó trong ổ bụng. Các triệu chứng như: đau bụng, nôn ói thường xuyên, sưng bụng, sờ thấy khối trong ổ bụng, chức năng gan thận bất thường.

         Siêu âm bụng cũng có thể được sử dụng để hướng dẫn một số kỹ thuật xâm lấn tối thiểu.

Siêu âm ổ bụng phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý gì?

         Siêu âm ổ bụng giúp kiểm tra các cơ quan bên trong vùng bụng và vùng chậu: gan, thận, lách, mật, tụy, dạ dày, ruột, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, buồng trứng, tử cung…

         Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý như:

       Bệnh ở gan: Siêu âm giúp phát hiện và chẩn đoán bất thường bẩm sinh, viêm gan do virus, nhiễm trùng gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, u gan lành tính và ác tính…

     ​  Bệnh ở lách: Siêu âm giúp phát hiện và chẩn đoán lách to, nang, áp xe, chấn thương…

     ​  Bệnh ở túi mật: Siêu âm thấy sỏi, viêm, áp xe túi mật, dày thành túi mật, xẹp lòng túi mật, u túi mật…

     ​  Bệnh ở đường mật: Siêu âm thấy tắc nghẽn, viêm, sỏi, u đường mật, ký sinh trùng đường mật…

     ​  Bệnh ở tuyến tụy: Siêu âm thấy viêm tụy cấp và mạn tính, u tụy…

     ​  Bệnh ở đường tiêu hóa: Siêu âm giúp phát hiện và chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa, bệnh Crohn, viêm ruột thừa, viêm túi thừa, tắc ống tiêu hóa, viêm đại tràng, viêm manh tràng, dị vật trong lòng ống tiêu hóa…

Những điều cần biết khi đi siêu âm ổ bụng

     ​  Bệnh ở đường tiết niệu: Siêu âm giúp phát hiện và chẩn đoán viêm đài bể thận, áp xe thận và quanh thận, lao thận, viêm bàng quang; sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang; khối u đường tiết niệu…

     ​  Bệnh ở tuyến tiền liệt: Siêu âm giúp phát hiện và chẩn đoán tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, viêm, nang, ung thư tuyến tiền liệt…

     ​  Ở tuyến thượng thận: Siêu âm giúp phát hiện và chẩn đoán u lành tính và ác tính, nang, xuất huyết tuyến thượng thận…

     ​  Bệnh ở khoang sau phúc mạc và mạch máu lớn: Siêu âm giúp phát hiện và chẩn đoán khối u, tụ dịch, nhiễm trùng sau phúc mạc, bệnh lý động mạch…

     ​  Bệnh ở thành bụng: Siêu âm giúp phát hiện và chẩn đoán thoát vị ở bụng, lưng, đường mổ, bẹn, đùi; tụ máu, tụ dịch…

     ​  Bệnh ở phúc mạc: Siêu âm thấy áp xe, báng bụng, nang, viêm phúc mạc…

     ​  Bệnh ở tử cung và phần phụ: Siêu âm thấy viêm, dính, teo, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, u mỡ tử cung…

Người bệnh cần lưu ý khi siêu âm ổ bụng

         Để siêu âm bụng tổng quát hiệu quả người bệnh cần lưu ý như sau:

Về vấn đề ăn uống

         Trước khi siêu âm bụng chúng ta không cần nhịn ăn, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất thì cần tuân thủ đúng khoảng thời gian ngừng ăn/uống. Tốt nhất nên siêu âm ổ bụng vào buổi sáng khi chưa ăn gì vì khoảng thời gian từ bữa ăn tối đến sáng hôm sau đủ để thức ăn được tiêu hóa hết, hạn chế hơi trong ống tiêu hóa.

       Riêng với trường hợp kiểm tra về bệnh lý túi mật, cần nhịn ăn ≥ 6h, không uống bất kỳ đồ uống có vị ngọt trước khi siêu âm.

     ​  Đối với một thăm khám về gan, lá lách và tuyến tụy, bệnh nhân có thể được yêu cầu ăn một bữa ăn không có chất béo vào buổi tối trước khi siêu âm và sau đó nhịn ăn trong tám đến 12 giờ trước khi tiến hành siêu âm.

Người bệnh cần lưu ý khi siêu âm ổ bụng

Nhịn tiểu trước khi siêu âm ổ bụng

         Trước khi siêu âm 1 giờ nên uống nhiều nước và nhịn tiểu để bàng quang căng đầy nước tiểu. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều.

    ​  Riêng đối với bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu để kiểm tra hệ tiết niệu cần nhịn tiểu để có kết quả chính xác nhất.

     ​  Đối với bệnh nhân nữ chưa quan hệ tình dục, nhịn tiểu để kiểm tra tử cung và phần phụ 2 bên qua siêu âm ổ bụng.

    ​  Nhịn tiểu để kiểm tra và đo kích thước tiền liệt tuyến chính xác nhất đồng thời phát hiện những bất thường kèm theo.

        Ngoài ra, khi đi khám nên mặc áo rộng rãi để dễ thuận tiện cho việc thăm khám. Sau khi kiểm tra siêu âm, bệnh nhân sẽ có thể tiếp tục các hoạt động bình thường ngay lập tức.

         Nếu siêu âm phần phụ đầu dò thì lại cần phải đi tiểu sạch sau đó mới vào siêu âm.

         Tóm lại: Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán luôn có sẵn ở các cơ sở y tế, dễ sử dụng và ít tốn kém hơn so với hầu hết các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Kỹ thuật siêu âm cực kỳ an toàn và không sử dụng bức xạ. Kỹ thuật siêu âm cho hình ảnh rõ ràng về các mô mềm không hiển thị tốt trên hình ảnh X quang.

Nguồn: Internet (không phải lời khuyên của phòng khám, nếu có vi phạm bản quyền, vui lòng liên hệ để xóa bài)

Để lại thông tin để nhận cuộc gọi Tư vấn / Đặt hẹn từ Đa khoa Cần Thơ:

- Địa chỉ: 133A Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

- Đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 0292 3736 333 để được đăng ký khám sớm không mất công chờ đợi.