Những nguyên nhân khiến kinh nguyệt ít

Đánh giá bài biết: 0/10

Những thay đổi bất thường về chu kỳ kinh nguyệt đều là dấu hiệu đáng báo động về sức khỏe, bởi kinh nguyệt là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Cũng vì vậy mà nhiều chị em thường lo lắng khi kinh nguyệt ra ít, vậy kinh nguyệt ít, khi nào cần đi khám?

Ngày đăng: 01-02-2024 Lượt xem: 147

Những thay đổi bất thường về chu kỳ kinh nguyệt đều là dấu hiệu đáng báo động về sức khỏe, bởi kinh nguyệt là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Cũng vì vậy mà nhiều chị em thường lo lắng khi kinh nguyệt ra ít, vậy kinh nguyệt ít, khi nào cần đi khám?

► NHẤP VÀO KHUNG CHAT BÊN DƯỚI để được tư vấn trực tiếp 

Những nguyên nhân khiến kinh nguyệt ít

Nếu bạn gặp các triệu chứng kinh nguyệt ít như chảy máu trong ít hơn hai ngày, ra rất ít máu giống như đốm, kinh nguyệt không đều hoặc khoảng cách giữa các kỳ kinh nguyệt xa nhau thường xuyên hơn so với chu kỳ thông thường từ 21 đến 35 ngày, bạn nên thảo luận với bác sĩ.

Dù có thể có những kỳ kinh nguyệt bất thường không rõ nguyên nhân, nhưng việc thông báo cho bác sĩ sẽ giúp xác định những nguyên nhân cơ bản có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và chảy máu âm đạo của bạn.

Kinh nguyệt ít là do đâu?

Có nhiều yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Cụ thể:

Mất cân bằng nội tiết tố

 Nếu phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản hoặc trong thời kỳ mãn kinh, kinh nguyệt rất có thể sẽ thay đổi về thời gian diễn ra chu kỳ và lượng máu ra. Sự mất cân bằng nội tiết tố cũng được xem là nguyên nhân làm kinh nguyệt ít

Cân nặng và chế độ ăn uống

Cân nặng và chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến chu kỳ kinh của chị em. Thiếu hoặc tăng cân quá mức cũng có thể khiến kinh nguyệt ra ít bất thường.

Do mang thai

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ sẽ không có kinh, tuy nhiên, họ có thể nhận thấy một số đốm máu do cấy ghép. Nếu phụ nữ đang cho con bú, hormone sản xuất sữa có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến mất kinh hoặc kinh nguyệt ít.

Vì vậy, nếu phụ nữ đang cho con bú và chưa có kinh nguyệt trở lại, họ vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ hiện tượng ra máu nào khi đang cho con bú và có quan hệ tình dục không an toàn, nên thử thai hoặc đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân.

Ngừa thai

Việc chị em kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố có thể khiến kinh nguyệt ít, bởi các biện pháp ngừa thai sẽ ngăn cản trứng phòng thích trong cơ thể nữ giới. Những phương pháp này sẽ có nhiều dạng khác nhau và khi cơ thể phụ nữ không giải phóng trứng, tử cung sẽ không tạo ra một lớp niêm mạc dày, dẫn đến kỳ kinh ít hơn hoặc hoàn toàn không có kinh trong thời gian này. Ngoài ra, việc bắt đầu hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai cũng có thể gây ra kinh nguyệt không đều.

Căng thẳng, lo âu

Căng thẳng, lo âu cũng có thể thay đổi các hormone chu kỳ kinh nguyệt, gây ra tình trạng không xảy ra kinh nguyệt hoặc quá ít máu kinh. Tuy nhiên, khi sự kiện căng thẳng qua đi, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

Vận động quá sức

Phụ nữ tập thể dục quá sức thường xuyên có thể bị thay đổi kinh nguyệt, đặc biệt là khi họ căng thẳng, có trọng lượng cơ thể thấp và sử dụng nhiều năng lượng của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến thời kỳ kinh nguyệt bị thay đổi.

Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần và ăn vô độ có thể gây ra kinh nguyệt không đều. Rối loạn ăn uống có thể dẫn đến trọng lượng cơ thể thấp và thay đổi các hormone điều hòa kinh nguyệt.

Buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang có thể là nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều hoặc ngừng kinh nguyệt ở phụ nữ. Bệnh này gây ra sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến trứng không trưởng thành. Điều này cũng có thể dẫn đến tăng cân, béo phì, mụn trên mặt và lông mọc nhiều, và thậm chí là vô sinh.

Để chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang, bác sĩ sẽ siêu âm để phát hiện các u nang trong buồng trứng của phụ nữ. Nếu bị đa nang buồng trứng, bác sĩ có thể khuyên giảm cân và sử dụng thuốc tránh thai để giúp cân bằng nội tiết tố và kích thích kinh nguyệt trở lại bình thường.

► NHẤP VÀO KHUNG CHAT BÊN DƯỚI để được tư vấn trực tiếp 

Kinh nguyệt ít, khi nào cần đi khám?

Kinh nguyệt ít, khi nào cần đi khám?

Đối với thắc mắc “kinh nguyệt ít, khi nào cần đi khám?” Các chuyên gia cho biết, kinh nguyệt ít, không đều là những dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Kinh nguyệt đều đặn cho thấy trạng thái cơ thể vẫn hoạt động tốt, kinh nguyệt nhạt màu có thể là dấu hiệu của nồng độ hormone có vấn đề hoặc một vài tình trạng bệnh lý khác.

Hội chứng buồng trứng đa nang và các vấn đề về cơ quan sinh sản có thể gây ra kinh nguyệt không đều. Do đó, phụ nữ cần đến bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt ít hơn bình thường.

Các yếu tố rủi ro của kinh nguyệt ít

Phụ nữ trong mọi độ tuổi đều có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt ít. Kinh nguyệt ra ít có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hoạt động không bình thường. Nữ giới cần đi khám để biết chính xác nguyên nhân nào gây ra kinh nguyệt ít để yên tâm hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân.

Trong trường hợp nữ giới không có kinh trong ba tháng hoặc thậm chí là lâu hơn. Cần được đi khám bởi rất có thể tình trạng này được chẩn đoán là vô kinh.

Kinh nguyệt ít, khi nào cần đi khám?

Khi kinh nguyệt ra ít hơn bình thường mà không rõ nguyên nhân, phụ nữ cần đến gặp bác sĩ nếu:

• Không thấy kinh nguyệt trong 3 tháng liên tiếp và không có thai

• Nghĩ rằng có thể đang mang thai

• Kinh nguyệt không đều hoặc bị chảy máu giữa các kỳ kinh

• Cảm thấy đau trong kỳ kinh nguyệt

• Nhận thấy bất kỳ triệu chứng liên quan nào khác.

Để lại thông tin để nhận cuộc gọi Tư vấn / Đặt hẹn từ Đa khoa Cần Thơ:

- Địa chỉ: 133A Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

- Đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 0292 3736 333 để được đăng ký khám sớm không mất công chờ đợi.