Giang mai là một trong những bệnh xã hội khá nguy hiểm chỉ đứng sau HIV. Bệnh có thể gây ra những biến chứng khó lường như viêm xương khớp, tàn tật, viêm màng não, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nhận biết được những dấu hiệu của bệnh giang mai sẽ giúp người bệnh có cách xử lý kịp thời.
Giang mai là một trong những bệnh xã hội khá nguy hiểm chỉ đứng sau HIV. Bệnh có thể gây ra những biến chứng khó lường như viêm xương khớp, tàn tật, viêm màng não,...... Vì vậy, nhận biết được những dấu hiệu của bệnh giang mai sẽ giúp người bệnh có cách xử lý kịp thời.
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra, chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn bằng nhiều hình thức như: quan hệ bằng đường âm đạo, hậu môn và miệng. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở, sử dụng chung đồ sinh hoạt, lây truyền từ mẹ sang con,…
Theo các bác sĩ của Phòng khám Đa Khoa Cần Thơ, dấu hiệu nhận biết của bệnh giang mai được chia ra thành 3 giai đoạn như sau:
►Bệnh giang mai ở giai đoạn 1
Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng để phát hiện và có cách hỗ trợ điều trị kịp thời.
♦ Sau 7- 60 ngày (trung bình khoảng 21) ngày khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, người bệnh sẽ bắt đầu có tổn thương da ở bộ phận sinh dục như âm đạo, môi lớn, môi bé, cổ tử cung, dương vật, quy đầu, hậu môn, trực tràng,…
♦ Những tổn này được gọi là săng giang mai, với hình dạng nông, tròn, bầu dục, nhẵn, có màu đỏ, không đau, không ngứa và không có mủ, dưới đáy vết loét thâm cứng, kèm theo nổi hạch ở hai bên vùng bẹn.
♦ Những dấu hiệu nhận biết này thường sẽ mất đi sau vài tuần, vì thế có nhiều người lầm tưởng là mình khỏi bệnh, nhưng thực ra là lúc này xoắn khuẩn đã đi vào máu và dần dần phát triển với những biểu hiện khác.
Giang mai là một trong những bệnh xã hội khá nguy hiểm chỉ đứng sau HIV.
►Giang mai giai đoạn 2
♦ Sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần, giang mai sẽ bắt đầu xuất hiện với những biểu hiện như nổi nốt ban đối xứng có màu hồng đỏ, ấn vào sẽ mất, không bong vảy và sau 1-3 tuần sẽ dần nhạt và mất đi. Những dấu hiệu nhận biết này thường xuất ở toàn thân, tứ chi, lòng bàn tay, bàn chân.
♦ Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện những mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da, niêm mạc,…với nhiều kích thước khác nhau có màu đỏ như quả dâu. Ở những người nghiện rượu thường hay xuất hiện các sần mủ, trông giống như bị viêm da mủ nông và sâu.
♦ Trong giai đoạn này các dấu hiệu khác có thể xuất hiện là mệt mỏi, sốt, đau họng, giảm cân, đau đầu, nổi hạch, nhiều khi còn kèm theo viêm khớp, gan, thận, màng xương, thần kinh thị giác và viêm giác mạc kẽ.
♦ Sau khoảng từ 3 - 6 tuần các triệu chứng này sẽ tự mất mà không cần hỗ trợ điều trị. Đây là giai đoạn giang mai kín, tuy không có những tổn thương trông thấy ở bên ngoài, nhưng bệnh vẫn tiến triển âm thầm và sau đó có thể tái phát với tình trạng nặng hơn.
►Giang mai giai đoạn 3
Qua 2 giai đoạn trên, nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời thì khoảng 60% bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng sưng mủ làm tổn thương tới các cơ quan thần kinh, gan, thận, tĩnh mạch, gan,.. thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng
Giang mai giai ở giai đoạn này có thể xảy ra từ khoảng 3 – 15 năm và được chia thành các hình thức khác nhau như:
Củ giang mai: xuất hiện trung bình khoảng 15 năm sau khi nhiễm bệnh, có hình cầu, mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ hơi tím, kích thước bằng hạt ngô, phát triển không lành tính. Nếu khu trú vào các tổ chức quan trọng và không hỗ trợ điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Giang mai thần kinh: Không có triệu chứng hay biểu hiện lâm sàng rõ rệt, thường xảy ra khoảng 4 - 25 năm sau khi nhiễm bệnh. Bệnh có thể gây trầm cảm, suy nhược, rối loạn ý thức, động kinh, đột quỵ, ảo giác,…
Giang mai tim mạch: Là biến chứng nguy hiểm nhất, xuất hiện khoảng 10 – 30 năm sau khi nhiễm bệnh và có thể gây phình động mạch.
► NHẤP VÀO KHUNG CHAT BÊN DƯỚI để được tư vấn trực tiếp
Khi thấy mình có những biểu hiện và dấu hiệu của bệnh giang mai kể trên, các bạn cần sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám và chẩn đoán bệnh. Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu thì việc hỗ trợ điều trị sẽ dễ dàng và mang lại hiệu quả cao hơn.
Hiện nay, tại Phòng khám Đa Khoa Cần Thơ 133A Trần Hưng Đạo - P. An Phú - Q. Ninh Kiều - TP. Cần Thơ, áp dụng nhiều phương pháp hiện đại vào việc hỗ trợ điều trị bệnh giang mai. Đây đều là những phương pháp tiên tiến được đánh giá cao về hiệu quả, an toàn, ít tái phát.
Tuy nhiên, trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh nhân cần tuân thủ những chỉ định của các bác sĩ, nên kiên trì thì mới mong mang lại kết quả.
Giang mai giai đoạn đầu nên đến gặp bác sĩ sớm
Ngoài việc tuân thủ theo liệu trình và hướng dẫn của các bác sĩ thì người bệnh giang mai cần phải lưu ý những điều sau đây trong quá trình chữa trị bệnh:
Bệnh nhân nên đưa vợ, chồng hay bạn tình của mình đi thăm khám để cùng điều trị, để phòng tránh lây nhiễm.
Sau quá trình hỗ trợ điều trị, bệnh nhân nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất là sau 3 tháng, để bệnh có thể được đầy lùi, tránh tái phát.
Bệnh nhân nên chú ý nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái nhằm tránh bệnh trở nên nặng hơn.
Để lại thông tin để nhận cuộc gọi Tư vấn / Đặt hẹn từ Đa khoa Cần Thơ:
- Địa chỉ: 133A Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
- Đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 0292 3736 333 để được đăng ký khám sớm không mất công chờ đợi.